Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát thực tế, động viên, nắm bắt tình hình sản xuất, phòng, chống thiên tai

Chiều 15/7, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh đã đi khảo sát thực tế, thăm, động viên, nắm bắt tình hình sản xuất, tiến độ thi công một số công trình, dự án; kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại một số xã, phường trên địa bàn tỉnh.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc và Đoàn công tác kiểm tra tại Khu công nghiệp Hải Long (VSIP Nam Định), xã Giao Hưng.Cùng đi có đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.Tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận (phường Mỹ Lộc), đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn đã tới thăm, động viên sản xuất tại Nhà máy sản xuất máy tính của Công ty TNHH QMH Computer thuộc Tập đoàn Quanta. Giai đoạn 1 của Nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2024 với công suất sản xuất 1,3 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho gần 6 nghìn lao động. Riêng 6 tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu của Công ty đạt hơn 1 tỷ USD.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc làm việc tại Nhà máy Quanta Computer (Khu công nghiệp Mỹ Thuận).Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc nêu rõ: Đây là chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập của lãnh đạo tỉnh nhằm tới thăm, động viên, nắm bắt tình hình sản xuất của các doanh nghiệp. Phấn khởi với những kết quả sản xuất, kinh doanh ấn tượng của Công ty, đồng chí khẳng định chính quyền tỉnh Ninh Bình mới sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong đó có QMH Computer. Về các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập khẩu trang thiết bị, chuyển đổi đất đai để xây dựng Ký túc xá cho chuyên gia, xử lý chất thải, nguồn nhân lực..., đồng chí giao cho các sở, ngành có liên quan kịp thời phối hợp, hướng dẫn giải quyết. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng kỳ vọng và tin tưởng, với kết quả bước đầu đạt được và một kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh rõ ràng, bài bản, trong thời gian tới, Quanta Computer sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn đã tới thăm, động viên sản xuất tại Khu công nghiệp Hải Long (VSIP Nam Định) thuộc xã Giao Hưng, do Công ty TNHH VSIP Nam Định thực hiện. Khu công nghiệp này có diện tích khoảng 1.100 ha, trước mắt triển khai giai đoạn 1 là 180 ha, tổng vốn đầu tư 2.250 tỷ đồng. Sau khi nắm bắt tình hình triển khai, nhất là những khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc đề nghị chủ đầu tư, các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường phối hợp, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đảm bảo Dự án được khởi công theo đúng tiến độ.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc và Đoàn công tác kiểm tra tại nút giao tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển.Tiếp đó, Đoàn đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Dự án Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển (ĐT 484). Dự án có chiều dài 31,5km, quy mô 8 làn xe, tổng mức đầu tư 6.400 tỷ đồng, đi qua địa bàn 11 xã. Hiện tiến độ thi công đạt khoảng 86%. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, các địa phương, nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan trong công tác phối hợp, thực hiện dự án. Nhấn mạnh tầm quan trọng của Dự án trong phát triển kinh tế - xã hội, giao thương, đi lại của nhân dân, đồng chí đề nghị thời gian tới, chủ đầu tư tiếp tục nỗ lực, chủ động làm tốt công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ thi công, gắn với đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật công trình. Quyết tâm đưa công trình hoàn thành sớm để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn đã đi kiểm tra tuyến đê biển Hải Hậu. Đây là tuyến đê trực diện với biển, sóng đánh trực tiếp và thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, triều cường nên nhiều điểm đã bị xuống cấp. Tuyến đê đang được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đầu tư củng cố, xử lý sạt lở tại đê biển Cồn Tròn, đê biển Hải Thịnh II, Hải Thịnh III, kè Thịnh Long với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng.Báo cáo với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn công tác, đại diện đơn vị thi công cho biết việc thi công hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sóng biển và thủy triều cũng như việc thiếu nguồn cung cấp vật liệu. Tuy nhiên, đơn vị đã cố gắng khắc phục, thi công cả vào ban đêm. Nhờ vậy, đến nay, tiến độ thi công hạng mục các công trình đạt từ 60-90% khối lượng các gói thầu. Ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư và nhà thầu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn, thực hiện dứt điểm các hạng mục, gắn với đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc và Đoàn công tác kiểm tra tại Cảng cá Ninh Cơ, xã Hải Thịnh.Tại Cảng cá Ninh Cơ, qua nắm bắt tình hình tàu cá, lao động khai thác thuỷ sản, sản lượng khai thác, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý Cảng cá, cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian tới tập trung làm tốt công tác quản lý tàu cá, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác nuôi trồng thủy sản và chủ động các phương án PCTT trong khai thác thủy sản.Kiểm tra tiến độ các dự án trong Khu kinh tế Ninh Cơ, qua nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng lớn của các sở, ngành liên quan trong Quy hoạch Khu kinh tế. Đây là vùng khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ nhưng bước đầu đã thu hút được các nhà đầu tư lớn, tiềm năng về triển khai dự án. Trên cơ sở kết quả đạt được, đồng chí yêu cầu trong thời gian tới các sở, ngành tập trung hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ thực hiện, nhất là việc nghiên cứu mở rộng, bổ sung quy hoạch và xây dựng các tuyến đường kết nối từ Khu kinh tế Ninh Cơ với các tuyến đường bộ cao tốc, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng.Làm việc tại xã Rạng Đông, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp nắm bắt và nghe lãnh đạo các địa phương báo cáo tình hình vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là việc giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp; một số khó khăn liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, liên thông các thủ tục hành chính; kiện toàn bộ máy cán bộ, công chức... Tại đây, lãnh đạo các sở, ngành cũng báo cáo về công tác thu hút đầu tư, triển khai các dự án; công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Dũng phát biểu tại buổi làm việc.Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Dũng lưu ý để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, các sở, ngành, địa phương phải luôn sát sao, cộng đồng trách nhiệm, kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; tới đây, cần kiến nghị với Chính phủ cho phép mở rộng quy hoạch để mở rộng không gian, dư địa phát triển. Về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cần thực hiện nghiêm túc, quản lý chặt chẽ các tàu cá, đặc biệt không để tình trạng ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình, vi phạm khai thác tại vùng biển nước ngoài.Kết luận buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc bày tỏ vui mừng khi các cấp, các ngành và cơ sở sau hợp nhất, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp luôn đoàn kết, trách nhiệm, hướng tới mục tiêu, khát vọng, định hướng chiến lược phát triển cho tương lai. Đến thời điểm này, cán bộ, đảng viên, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đều đồng thuận, yên tâm tin tưởng vào sự vận hành của bộ máy mới. Các cấp ủy, chính quyền, vững vàng, trách nhiệm cao trong triển khai các nhiệm vụ. Đặc biệt, tại các phường, xã đã chủ động, trăn trở giải quyết khó khăn, vướng mắc, triển khai quyết liệt, tự tin với những việc đang thực hiện và không quá lo lắng với các nhiệm vụ thời gian tới.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu kết luận buổi làm việc tại xã Rạng Đông.Về những khó khăn mà các xã đã nêu trong quá trình vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu địa phương nghiên cứu, thật thận trọng trong bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Tập trung nâng cao kỹ năng, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Đối với đề xuất, kiến nghị của các xã, phường, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở tổng hợp, chủ động hướng dẫn, phải cầm tay chỉ việc, trao đổi cặn kẽ, vướng mắc ở đâu giải quyết, tháo gỡ luôn đến đó, đảm bảo công việc triển khai thông suốt, tránh tồn đọng.Đối với công tác PCTT&TKCN, đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động rà soát, hướng dẫn cụ thể việc triển khai thành lập, cơ chế vận hành Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các xã, phường theo tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, chủ động phương án, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai. Rà soát lại tất cả các công trình đang thi công, đê, kè cống, phòng chống ngập úng, đặc biệt là các công trình liên quan đến cắt đê, rà soát, nếu nơi nào không an toàn, không đảm bảo hoàn thành trong mùa mưa bão thì phải hoành triệt, tạm dừng thi công.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch, không để ai bị bỏ lại phía sau.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ tin tưởng, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau, Ninh Bình sẽ triển khai, vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tạo cơ sở vững chắc để để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Nguyễn Lựu-Văn Huỳnh

Hội nghị Ký kết Quy chế phối hợp hoạt động giữa các xã

Để tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó cùng phát triển của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các xã vùng Giao Thuỷ tỉnh Nam Định cũ; trên tinh thần cởi mở, hợp tác, thân thiện, Thường trực Đảng uỷ các xã: Giao Ninh, Giao Bình, Giao Hưng, Giao Phúc, Giao Thuỷ, Giao Hoà, Giao Minh tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.Ngày 10 tháng 7 năm 2025 tại phòng họp UBND xã Giao Ninh long trọng tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp hoạt động giữa các xã. Đồng chí: Doãn Quang Hùng – TUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Giao Ninh chủ trì hội nghị.Về dự hội nghị có các đồng chí là Thường trực Đảng ủy các xã Giao Ninh, Giao Bình, Giao Hưng, Giao Phúc, Giao Thuỷ, Giao Hoà, Giao Minh tỉnh Ninh Bình về dự đông đủ.Đồng chí Doãn Quang Hùng- TUV, Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Giao Ninh phát biểu tại hội nghịHội nghị đã được nghe Đồng chí: Doãn Quang Hùng – TUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Giao Ninh thông qua mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc phối hợp gắn kết với tinh thần tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, cùng phát triển trong giai đoạn mới.Để tăng cường giao lưu học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã miền Giao.Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ; công tác quản lý, phát triển đảng viên. Khi có nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp đảng và bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới phục vụ công tác phát triển đảng và chuyển đảng chính thức, Thường trực Đảng uỷ các xã phối hợp, trao đổi với Thường trực Đảng uỷ xã Giao Thuỷ (nơi có Trung tâm Chính trị đặt trên địa bàn) để cử quần chúng ưu tú và đảng viên mới tham gia các lớp bồi dưỡng. Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân vận, nhất là công tác dân vận của chính quyền, các vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo; triển khai thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở; công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án trên địa bàn. Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản biện xã hội; công tác tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình nhân dân, tham mưu xử lý các vụ việc phức tạp phát sinh liên quan đến công tác tôn giáo, tín ngưỡng, giải phóng mặt bằng và các vấn đề phát sinh tại cơ sở. Sau khi nghe đồng chí chủ tọa hội nghị đã thông qua những quy định chung về quy chế phối hợp hoạt động giữa các xã .Các đồng chí lãnh đạo thường trực các xã nhất trí cao, tập trung trí tuệ, vai trò trách nhiệm đã đóng góp các ý kiến thảo luận để đưa vào quy chế .Sau khi đã thống nhất cao đại diện cho lãnh đạo các xã tổ chức ký kết quy chế phối hợp hoạt động giữa các xã .Lãnh đạo thường trực các xã chụp ảnh lưu niệm  

Công khai tiến độ của tỉnh Ninh Bình

Kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Ninh Bình khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026

Ảnh: Quang cảnh kỳ họpDự khai mạc Kỳ họp có các đồng chí: Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí Uỷ viên UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh cùng các vị đại biểu HĐND tỉnh.Ảnh: Đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họpPhát biểu khai mạc Kỳ họp, đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Nhìn lại chiều dài lịch sử dân tộc, ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình là những địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, có đặc điểm tương đồng và gắn bó mật thiết về địa lý, kinh tế, xã hội. Trong suốt hơn một thế kỷ qua, ba tỉnh đã nhiều lần được chia tách, hợp nhất để phù hợp với yêu cầu phát triển từng thời kỳ. Đến nay, trước yêu cầu cấp thiết về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền, tạo nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình được hợp nhất. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc lịch sử mới trong tiến trình phát triển của vùng đất địa linh nhân kiệt trung tâm Đồng bằng sông Hồng.Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Quốc Chỉnh cho biết, để chính quyền địa phương sau hợp nhất được vận hành ổn định, thông suốt theo chỉ đạo của Trung ương và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết nghị những nội dung quan trọng liên quan đến nhân sự, cơ cấu bộ máy của HĐND tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ năm 2025 của HĐND tỉnh…Sau phát biểu khai mạc, Kỳ họp nghe thông báo về số lượng và danh sách đại biểu HĐND tỉnh sau sắp xếp, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND tỉnh Ninh Bình sau sắp xếp, nhiệm kỳ 2021-2026 có 128 đại biểu, trong đó: Số lượng đại biểu HĐND tỉnh Nam Định trước sắp xếp: 44 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh Hà Nam trước sắp xếp: 41 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh Ninh Bình trước sắp xếp: 43 đại biểu.Kỳ họp đã nghe thông báo Nghị quyết số 1726/NQ-UBTVQH15 ngày 24/6/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND tỉnh Ninh Bình. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ định đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Chỉ định các đồng chí: Bùi Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đặng Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Lê Xuân Huy, Tỉnh ủy viên; Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên; Mai Thanh Long, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Chỉ định các đồng chí: Vũ Thị Kim, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Pháp chế; Nguyễn Thị Nhung, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách; Phạm Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.HĐND tỉnh cũng đã nghe thông báo Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh về việc Phê chuẩn số lượng thành viên Ban và danh sách Phó Trưởng ban, Ủy viên các Ban của HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026, chỉ định Ủy viên UBND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Ban Kinh tế - Ngân sách gồm 23 đại biểu; Ban Pháp chế gồm 20 đại biểu; Ban Văn hóa - Xã hội 18 đại biểu; Ủy viên UBND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 15 đồng chí.Ảnh: Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tặng hoa chúc mừng các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh, Trưởng các Ban HĐND tỉnh.Ảnh: Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tặng hoa chúc mừng lãnh đạo UBND tỉnh và các đồng chí Uỷ viên UBND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026.Tại Kỳ họp, đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tặng hoa chúc mừng các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh, Trưởng các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh và các đồng chí Uỷ viên UBND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026.Ảnh: Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họpPhát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định: Việc hợp nhất ba tỉnh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển - Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình - không chỉ là bước đi mạnh mẽ trong cải cách và tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, các kết luận, chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ mà còn là cơ hội chiến lược để mở rộng không gian phát triển toàn diện, bổ sung cho nhau, khắc phục được những hạn chế, qua đó tạo cơ hội, sức mạnh để bứt phá, tăng tốc phát triển, xây dựng tỉnh Ninh Bình mới là một trong những trung tâm phát triển năng động, hiện đại, bền vững của vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng chí nhấn mạnh: Việc tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp đòi hỏi sự đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là HĐND tỉnh - cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, là nơi hội tụ trí tuệ, bản lĩnh, khát vọng phát triển, là trung tâm đoàn kết và quyết sách mọi lợi ích lâu dài của Nhân dân.Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị HĐND tỉnh cần đặc biệt tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm: Nỗ lực, quyết liệt hơn nữa nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các quyết sách; phát huy vai trò giám sát, nhất là đối với các lĩnh vực đầu tư công, đất đai, tài nguyên, cải cách hành chính để đảm bảo phát triển năng động và hiệu quả. Phát huy trí tuệ trong việc ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách mang tính đột phá tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực then chốt như du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ưu tiên phát triển đồng bộ hạ tầng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc của quê hương Ninh Bình.Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cũng gợi mở một số vấn đề để UBND tỉnh, các cơ quan tham mưu, giúp việc UBND tỉnh sớm tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển. Trong đó, trước mắt cần bắt tay ngay vào công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là đầu tư tuyến đường kết nối 3 thành phố trước đây (Nam Định, Hoa Lư, Phủ Lý) và một số dự án trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghiệp, kết nối hạ tầng các khu công nghiệp với các tuyến đường quốc gia; thu hút các nhà đầu tư quốc tế... Nghiên cứu, đề xuất các chính sách thu hút nguồn nhân lực. Tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh văn hoá, lịch sử của quê hương để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch vui chơi, giải trí… Đồng thời cần rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư, an sinh xã hội của 3 tỉnh trước đây để tham mưu điều chỉnh thống nhất, phù hợp.Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tin tưởng với tiềm năng, lợi thế từ vị trí địa lý chiến lược, bề dày truyền thống văn hóa - lịch sử - cách mạng, cùng hệ thống chính trị đồng bộ, đoàn kết; với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ và trách nhiệm cao, HĐND tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng đưa quê hương Ninh Bình bước vào giai đoạn phát triển nhanh, bền vững với tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn lên mạnh mẽ.Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo quan trọng, sâu sắc, toàn diện và tâm huyết của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. HĐND tỉnh sẽ phát huy tốt vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống chính trị, đồng hành cùng UBND tỉnh, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành, quản lý, giữ vững kỷ cương, góp phần đưa tỉnh Ninh Bình phát triển vững vàng, xứng đáng với tiềm năng, vị thế và niềm tin của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh.Tiếp đó, HĐND tỉnh đã nghe Tờ trình về việc đề nghị thành lập các Ban của HĐND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026; Tờ trình về thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2021-2026; Tờ trình về kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ năm 2025 của HĐND tỉnh; Tờ trình thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh.Với tinh thần dân chủ, đồng thuận cao, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 04 dự thảo nghị quyết.Phát biểu bế mạc Kỳ họp, đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm, Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Ninh Bình khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đây là Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định nhiều nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, tạo cơ sở để chính quyền địa phương vận hành ổn định, hiệu quả trong thời gian tới. Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh nhất trí cao và biểu quyết thông qua 04 Nghị quyết. Trong đó có 03 Nghị quyết về tổ chức và nhân sự, là cơ sở để kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm sự lãnh đạo, điều hành liên tục, hiệu lực, hiệu quả ngay từ những ngày đầu của chính quyền địa phương cấp tỉnh sau hợp nhất.Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân trong tỉnh, đồng chí đề nghị: Trong quá trình hoạt động, các cấp, các ngành cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trọng tâm là tập trung vào bốn đột phá lớn theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị về: Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới; về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; về phát triển kinh tế tư nhân.Trên cơ sở các Nghị quyết đã được Kỳ họp thông qua, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương cần khẩn trương tổ chức thực hiện, ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy hành chính theo đúng quy định; chú trọng xây dựng quy chế hoạt động; bảo đảm hoạt động của chính quyền các cấp đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện mới, với phương châm “Vận hành thông suốt - hiệu lực - hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở”.Đồng chí cũng đề nghị UBND tỉnh sớm xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, xây dựng quy hoạch tỉnh bảo đảm xứng tầm với quy mô và vị thế của tỉnh sau hợp nhất, thể hiện rõ tư duy đổi mới, định hướng chiến lược dài hạn, lấy phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân làm mục tiêu xuyên suốt; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh vùng trung tâm Đồng bằng sông Hồng…Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và từng đại biểu HĐND tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò, chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính sách, quyết định những định hướng lớn, thực hiện tốt chức năng giám sát để bảo đảm các nghị quyết của HĐND tỉnh được triển khai hiệu quả, đi vào thực tiễn đời sống; đồng thời giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri, từ đó củng cố niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tăng cường phối hợp chặt chẽ với HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, huy động sức mạnh tổng hợp để cùng chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Việc hợp nhất tỉnh không chỉ là sự sắp xếp lại địa giới hành chính, mà còn là một bước đi chiến lược nhằm tạo lập thế và lực mới cho sự phát triển lớn mạnh, bền vững và hội nhập sâu rộng trong thời đại mới. Tỉnh Ninh Bình hôm nay là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí đổi mới và khát vọng phát triển. Tin tưởng rằng, với truyền thống lịch sử hào hùng, tinh thần đổi mới sáng tạo và quyết tâm chính trị cao, tỉnh Ninh Bình sau hợp nhất sẽ sớm ổn định tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo bứt phá trong phát triển, cùng cả nước bước vào “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”.Nguồn: https://dbqh.hdnd.ninhbinh.gov.vn/

Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, lãnh đạo Công an xã Giao Ninh đến thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo trên địa bàn xã

Cùng với khí thế hân hoan, phấn khởi xã Giao Ninh được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 01/07/2025. Sáng ngày 15 tháng 7 năm 2025, Địa phương thành lập 03 đoàn đại biểu gồm đại diện Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, lãnh đạo Công an xã Giao Ninh đến thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo trên địa bàn xã sau thời gian sáp nhập 3 xã Giao Thịnh, Giao Phong và thị trấn Quất Lâm cũ thành xã Giao NinhTại các điểm đến thăm các đồng chí đại diện Thường trực Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ xã đã thông tin nhanh về tình hình sắp xếp, ổn định và hướng phát triển của xã Giao Ninh sau thời gian sáp nhập xã. Các đồng chí cũng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp tích cực của các chức sắc, tôn giáo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn thời gian qua; đồng thời bày tỏ mong muốn toàn thể bà con Phật tử, các vị chức sắc Phật giáo, đồng bào Công giáo tiếp tục gắn bó với chính quyền, MTTQ phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội từ thiện, góp phần xây dựng xã Giao Ninh ngày càng phát triển.Các chức sắc, tôn giáo trên địa bàn xã cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Thường trực Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ xã, bày tỏ sự phấn khởi trước sự phát triển của xã nhà và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo địa phương trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Công giáo, Tôn giáo trên địa bàn xã thời gian qua và khẳng định sẽ cùng chính quyền địa phương tuyên truyền cho giáo dân, phật tử chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của quê hương./.Một số hình ảnh tại buổi đến thăm, tặng quà các chức sắc, tôn giáo trên địa bàn xã:

Đảm bảo vận hành thông suốt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Yên Từ (mới). Ảnh: Trường GiangNgay sau khi có chỉ đạo về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến tổ chức lại hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, Nam Định thảo luận, thống nhất tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành phương án lựa chọn các Hệ thống thông tin dùng chung. Nguyên tắc được đặt ra là “lựa chọn một hệ thống tốt nhất” thay vì “tích hợp cơ học”, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đồng thời bảo đảm các hệ thống thiết yếu sẵn sàng hoạt động từ ngày đầu vận hành mô hình mới. Quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành, địa phương và các đối tác công nghệ lớn như VNPT, Viettel để giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho cơ sở.Đến thời điểm hiện tại, các Hệ thống thông tin dùng chung thiết yếu đã được rà soát, tổ chức lại một cách khoa học, bảo đảm sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức. Trong đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được lựa chọn triển khai là hệ thống hiện hành của tỉnh Ninh Bình, vốn được đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời được nhà cung cấp hỗ trợ nâng cấp, điều chỉnh miễn phí. Tính đến ngày 27/6/2025, toàn bộ 1.616 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được tích hợp thành công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời tỉnh đã công bố đầy đủ 292/292 danh mục thủ tục hành chính mới theo mô hình 2 cấp.Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh cũng đã được kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm liên thông giữa các cấp từ tỉnh đến xã. Việc cấp phát chữ ký số cho cán bộ, lãnh đạo các cấp đã hoàn tất, bảo đảm luồng gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai theo hướng sử dụng song song hai nền tảng: Viettel phục vụ khối chính quyền, VNPT phục vụ khối Đảng và đoàn thể. Cách làm này không chỉ giúp tối ưu hạ tầng sẵn có, mà còn tránh lãng phí nguồn lực.Kết quả kiểm tra tại các điểm cầu cho thấy, thiết bị đầu cuối đã được trang bị đầy đủ, băng thông đường truyền bảo đảm, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, ổn định. Việc tổ chức họp thử giữa tỉnh và xã, cũng như giữa các xã với nhau, đều đạt kết quả tốt, bảo đảm khả năng tổ chức các cuộc họp, giao ban, chỉ đạo điều hành ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình mới.Các hệ thống thiết yếu khác như Hệ thống thông tin báo cáo, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cũng đã được nâng cấp đồng bộ. Tỉnh đã thực hiện rà soát toàn diện, khắc phục các lỗi kỹ thuật, đồng thời đảm bảo chuẩn hóa quy trình, cấu trúc dữ liệu theo hướng dùng chung, liên thông và tích hợp.Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kim Đông giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hồng GiangCùng với việc hoàn thiện về hạ tầng công nghệ, tỉnh Ninh Bình rất chú trọng đến yếu tố con người. Cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công các xã, phường mới đã được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về vận hành hệ thống, sử dụng chữ ký số, xử lý tình huống kỹ thuật cũng như cập nhật dữ liệu và giải quyết TTHC theo quy trình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã thiết lập 3 đường dây nóng, hoạt động liên tục để tư vấn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.Để đánh giá tổng thể khả năng vận hành của hệ thống trước khi đi vào chính thức, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền điện tử 2 cấp tại 7 xã, phường mới vào ngày 20/6/2025. Buổi thử nghiệm được tiến hành theo kịch bản thực tế, với các tình huống giả định sát với hoạt động thường ngày. Đồng chí Tạ Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Trong lần vận hành thử này, chúng tôi vận hành đồng thời các hệ thống: Quản lý văn bản và điều hành, Thông tin giải quyết TTHC và Hội nghị trực tuyến. Tất cả được thực hiện trong điều kiện thật, với cán bộ thật, quy trình thật. Kết quả cho thấy các chức năng vận hành ổn định, quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ hành chính diễn ra trơn tru. Đây là bước chạy đà kỹ lưỡng, tạo nền tảng để vận hành chính thức không gặp trục trặc”.Tham gia vận hành thử nghiệm tại điểm cầu xã Kim Đông, đồng chí Phạm Văn Thi, công chức Tư pháp hộ tịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công cho biết: “Quy trình xử lý văn bản và thủ tục hành chính được thực hiện rõ ràng, nhanh gọn. Đặc biệt, với sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, nhân viên VNPT, chúng tôi không còn lo lắng về việc bị gián đoạn trong ngày đầu triển khai chính thức”.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giải pháp công nghệ hợp lý, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và đơn vị công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã sẵn sàng cho việc vận hành Hệ thống thông tin phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp một cách thông suốt, hiệu quả. Điều này không chỉ góp phần hiện đại hóa nền hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.

  • Đang truy cập18
  • Hôm nay191
  • Tháng hiện tại13,630
  • Tổng lượt truy cập1,309,041

Khánh thành công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030

Các đại biểu gắn biển khánh thành công trình.Dự lễ khánh thành có đồng chí Đoàn Thanh Hải, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh; đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Yên Thịnh và đông đảo nhân dân địa phương...Thị trấn Yên Thịnh có 38 tổ dân phố, có 36 nhà văn hóa, trong đó có 2 cụm tổ dân phố đang sinh hoạt chung nhà văn hóa là tổ dân phố xóm Dò 2-Dò 3 và tổ dân phố Giữa Đông-Giữa Tây. Một số nhà văn hóa được đầu tư xây dựng đã lâu nên xuống cấp, một số hạng mục như mái, nền, hệ thống điện, bàn ghế đã hư hỏng không đảm bảo cho việc sinh hoạt, tổ chức các hoạt động. Nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp nên chưa đầu tư kịp thời.Được sự quan tâm của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, công trình sửa chữa, nâng cấp Nhà Văn hóa tổ dân phố Giữa Đông-Giữa Tây được triển khai từ tháng 5/2025. Với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể và bà con nhân dân trong khu dân cư, đến nay 100% các hạng mục đã hoàn thành với tổng chi phí 170 triệu đồng. Trong đó, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh ủng hộ 100 triệu đồng; thị trấn Yên Thịnh ủng hộ 25 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp.Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức hội họp, diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết trong khu dân cư.Lãnh đạo Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh trao biểu trưng số tiền ủng hộ tổ dân phố.Phát biểu tại lễ khánh thành công trình, lãnh đạo Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh đề nghị các tổ dân phố và địa phương tiếp tục giữ gìn, khai thác hiệu quả công trình, để nhà văn hóa thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, TDTT, phục vụ đắc lực cho việc phát triển văn hóa-xã hội của khu dân cư và địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bànTheo Thông tư, thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường quy định tại Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học cơ sởThông tư nêu rõ, thẩm quyền cấp giấy giới thiệu chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở tại điểm f khoản 1 Điều 5 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi thực hiện.Thẩm quyền tiếp nhận, giới thiệu về trường nơi cư trú, kiểm tra hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 11 Quyết định số 51/2002/QĐ- BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã trường nơi đến thực hiện.Thẩm quyền xem xét, quyết định trường hợp ngoại lệ về thời gian chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến thực hiện.Tổ chức thực hiện quy định về đánh giá học sinh phổ thôngThẩm quyền chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục và theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh; hướng dẫn sử dụng dạng hồ sơ điện tử, kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở quy định tại Điều 17 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thông tư số 10/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.Cổng TTĐT tỉnh